Cách lựa chọn, bảo quản sò huyết luôn đảm bảo độ tươi ngon

Mẹo lựa chọn sò huyết tươi ngon

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Chọn sò huyết có kích thước trung bình (khoảng 5x6cm) để đảm bảo thịt sò ngon và đầy đặn. Tránh chọn sò quá to hoặc quá nhỏ, vì sò huyết nhỏ sẽ ít thịt, còn sò lớn có thể bị trộn lẫn với loại sò gạo, một loại tương tự nhưng không ngon bằng.

Sự khác biệt giữa sò huyết và sò gạo nằm ở miệng vỏ. Sò gạo có miệng vỏ méo và màu sáng hơn so với sò huyết. Để phân biệt, bạn có thể dùng đầu dao đâm nhẹ vào thịt sò, nếu thấy một phần dịch màu đỏ chảy ra thì đó là sò huyết. Nếu không thấy màu đỏ và thay vào đó là màu nhạt hơn thì đó là sò gạo.

Hãy kiểm tra xem miệng của sò có khép lại hay không, nếu miệng khép lại, đó là dấu hiệu của sò tươi. Nếu miệng sò mở nhưng không có mùi tanh, bạn vẫn có thể mua. Tuy nhiên, nếu có mùi tanh hoặc mùi lạ, đó là dấu hiệu của sò đã chết và bạn nên tránh mua.

Cách bảo quản sò huyết đúng cách

Khi mua sò huyết hay bất kỳ loại hải sản nào mà chưa thể chế biến ngay, bạn cần tìm cách bảo quản sò huyết sống lâu nhất có thể. Nhờ đó, có thể giữ cho sò được tươi ngon, món ăn luôn hấp dẫn. Bảo quản sò huyết theo 2 cách sau:

Cho sò vào thau đựng và phun hơi nước trực tiếp vào bề mặt của sò. Cách này sẽ giúp giữ được độ tươi của sò trong vòng 1 ngày.

Cho sò vào thau đựng và đổ một lượng nước vừa phải. Sau đó, tiến hành ngâm sò huyết trong khoảng 15 phút. Cách này có thể bảo quản sò ngon nhất trong vòng 10 tiếng.

Lấy một túi vải sạch và cho sò huyết vào trong. Lâu lâu bạn tưới lên túi một ít nước để tạo môi trường cho sò sống lâu hơn. Bạn có thể sử dụng biện pháp này làm cách bảo quản sò huyết qua đêm. Theo cách này sò sẽ sống được trong vòng 3 ngày.

Nếu nhà có tủ lạnh bạn có thể áp dụng cách bảo quản sau. Rửa sạch sò huyết với nước muối, để thật ráo nước. Bước tiếp theo, cho sò huyết đã sạch vào trong hộp hay túi đựng thực phẩm. Sau đó, bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

Ngâm sò với nước vo gạo khoảng 3 tiếng để loại bỏ hết bụi bẩn bên trong. Cho nồi nước lên bếp, đun sôi rồi bỏ sò huyết vào chần sơ rồi vớt ra. Không để miệng sò huyết bật ra.

Sau đó, dùng muỗng hoặc dao nhọn tách vỏ và lấy phần thịt bên trong. Bước tiếp theo, bạn cho phần thịt sò vào túi đựng thực phẩm, hút chân không hoặc hộp kín. Nếu dùng trong ngày thì bảo quản ở tủ mát. Bạn muốn bảo quản lâu hơn thì để ngăn đông, giữ được 7 – 10 ngày.

Lưu ý quan trọng khi bảo quản sò huyết

Bỏ những con sò đã chết, có mùi tanh hoặc vỡ nát để tránh ảnh hưởng đến những con khác.

Lựa chọn những con sò còn tươi sống để món ăn được ngon hơn.

Trường hợp bạn bị ứng sò huyết hay hệ tiêu hóa không tốt thì nên cân nhắc sử dụng. Vì có thể gây đến những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe như: Ngộ độc, kích ứng, ngứa, phát ban…

Phụ nữ có thai cũng nên cân nhắc khi sử dụng sò huyết và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi ăn.

Trẻ con cũng nên cân nhắc việc ăn sò huyết vì hệ tiêu hóa của bé còn yếu. Vì thế, rất dễ xảy ra tình trạng tiêu chảy, dị ứng.