Mẹo chiên khoai tây chiên vàng, giòn, để lâu không ỉu

Mẹo giúp khoai tây chiên vàng, giòn, để lâu không ỉu

Chọn khoai tây

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Khoai tây tươi ngon thường là loại vỏ còn cát, vỏ hơi nhẵn, tròn đều, ít mắt, có màu vàng nâu và cầm nặng tay. Bấm nhẹ vào củ khoai thấy lớp thịt bên trong màu vàng tự nhiên là được.

Tránh mua các củ khoai tây có vỏ màu xanh hoặc mọc mầm vì có những độc tố ảnh hưởng sức khỏe. Cũng không nên mua các củ mềm nhũn, có vết bầm đen vì chúng đã hỏng.

Ngâm khoai trong nước lạnh

Khoai tây sau khi mua về cần gọt vỏ và rửa sạch. Dùng dao cắt khoai thành từng miếng có độ dày bằng nhau rồi cắt thành dải to cỡ ngón tay út hoặc sử dụng loại dao lượn sóng để thái để miếng khoai đẹp hơn.

Sau khi thái thì ngâm khoai vào chậu nước lạnh có pha sẵn muối và giấm, để chừng khoảng 10-15 phút rồi vớt ra để ráo nước. Đây là mẹo chiên khoai tây chiên vàng, giòn, để lâu không ỉu mà ít người biết. Quá trình ngâm khoai trong nước sẽ giúp khoai không bị thâm, loại bỏ lớp tinh bột bên ngoài, khoai không bị nát khi chiên và vỏ ngoài sẽ giòn hơn.

Chần khoai qua nước sôi

Một mẹo chiên khoai tây chiên vàng, giòn, để lâu không ỉu cực kỳ hiệu quả là thay vì cho khoai sống vào chiên, bạn chần khoai qua nước sôi rồi mới chiên.

Đun sôi nồi nước, cho một thìa cà phê muối và 1/2 thìa giấm rồi đổ khoai tây vào chần qua khoảng 3-4 phút. Sau đó, bạn dùng muôi thủng vớt khoai ra chậu nước lạnh hay nước đá, ngâm chừng 5 phút rồi vớt ra rổ để ráo nước, hoặc dùng khăn khô thấm nước bám trên bề mặt khoai.

Muốn tiết kiệm thời gian, bạn hoàn toàn có thể chiên sơ khoai, sau đó bảo quản ngăn mát tủ lạnh rồi mới rán, như thế món khoai vừa vàng thơm, giòn rụm vừa không lo ngoài chín trong sống.

Nếu có thời gian, khi khoai đã ráo nước, hãy cho khoai vào hộp hoặc khay rồi bỏ vào ngăn đá tủ lạnh 3 tiếng. Việc này giúp khoai chắc hơn, khi rán sẽ giòn hơn và không bị nát.

Ngoài ra, để khoai có lớp vỏ giòn, bạn cũng có thể tẩm bột trước khi chiên.

Chiên 2 lần lửa

Chiên khoai 2 lần là một trong những mẹo chiên khoai tây chiên vàng, giòn, để lâu không ỉu mà các nhà hàng, quán ăn vặt áp dụng.

Ở lần chiên đầu tiên, cần căn lượng dầu cho ngập khoai tây rồi cho vào chảo đun nóng dầu ăn. Thử đầu đũa thấy sủi tăm nghĩa là đạt độ nóng, lúc này bạn lần lượt chia khoai thành các mẻ cho vào chiên, thỉnh thoảng đảo nhẹ để tránh gãy.

Sau vài phút, khi khoai se bề mặt và hơi cứng thì vớt ra để rổ thưa, bật quạt hong cho khoai nguội hoàn toàn. Nếu có thời gian, sau khi khoai nguội, bạn cho vào hộp để ngăn mát tủ lạnh, khi ăn mới chiên lần 2 để đảm bảo khoai luôn giòn rụm dù để lâu.

Ở lần chiên sau, bạn tăng lửa vừa rồi giữ nhiệt đều để căng dầu, chia thành các mẻ rồi chiên cho khoai giòn và giúp thoát dầu. Khi khoai giòn vàng vớt ra cho vào giấy thấm dầu để thấm bớt lượng dầu trong khoai khi ăn sẽ bớt ngấy hơn.

Sau khi chiên xong, bạn có thể rắc thêm chút muối biển lên trên đĩa khoai cho đậm đà, ăn kèm cùng tương ớt, tương cà hay sốt mayonnaise đều rất là ngon

Một số lưu ý khi ăn khoai tây tránh gây phản tác dụng

Lợi ích của khoai tây đối với sức khỏe là không thể chối cãi. Song, chỉ cần sử dụng sai cách một chút thôi thì có thể phản tác dụng, không những không có lợi mà còn ảnh hưởng cực xấu tới cơ thể. 

Chú ý tới khoai tây mọc mầm: Mầm khoai tây chứa chất lyco-alkaloid – chất độc khiến bạn bị ngứa, nóng rát, rồi chuyển qua đau dạ dày, nôn mửa và tiêu chảy. Những người cơ địa yếu đôi khi còn bị mất ý thức, hôn mê hoạc thậm chí là tử vong. Do đó, bạn nên loại bỏ cả mầm lẫn phần thịt củ bị chuyển xanh.

Đừng ăn vỏ khoai tây: Độc tố solanine trong vỏ khoai tây nếu ăn nhiều sẽ gây ngộ độc cấp tính. Đặc biệt, nên bỏ vỏ ngay từ bước đầu chế biến, vì sau khi nấu thì 10% lượng độc trong vỏ cũng có thể xâm nhập vào trong.

Không để khoai tây vào tủ lạnh: Việc này sẽ làm chuyển đổi tinh bột thành đường, khi chế biến dễ tạo thành acrylamide – chất tăng nguy cơ ung thư.