Cách chọn ghẹ ngon, nhiều thịt không phải ai cũng biết

Quan sát vỏ

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Đối với những loại cua, ghẹ ngon, phần vỏ ngoài thường sẽ nhẵn, sáng cũng như không xuất hiện đốm lạ trên bề mặt, đồng thời vỏ càng xanh thì phần thịt ghẹ sẽ càng béo ngon. Ngược lại, nếu vỏ cua càng vàng, ngoài ra trên bề mặt vỏ còn có những đốm nâu sẫm thì ghẹ, cua thường gầy, ít thịt, bị bở và ăn không ngon.

Quan sát bụng

Dù là cua hay ghẹ, bạn đều nên mua những con có phần bụng trắng, không bị lõm, ngoài ra nếu là ghẹ đực thì bụng thường sẽ phẳng hơn, ghẹ cái thì bụng thường đầy đặn, tròn trịa hơn.

Bên cạnh đó, nếu bụng cua, ghẹ hơi lồi, lớp dịch vàng hoặc đỏ thì đó là cua, ghẹ nhiều trứng, hương vị béo ngậy. Tuy nhiên nếu bụng cua bị thâm đen, xỉn màu hoặc xuất hiện đốm lạ thì tuyệt đối bạn không nên mua, vì đây có thể là loại cua, ghẹ đã bị bơm nước nhằm tăng trọng lượng.

Quan sát càng

Theo nhiều ngư dân chia sẻ, cua, ghẹ nhiều thịt thường sẽ có phần càng màu đỏ vàng, cả thân trông có vẻ phồng lên, đồng thời càng phải bám chặt vào thân, lúc tươi sống thì bò khỏe và có phần lông trên càng bám rất chắc, khó giật ra. Ngược lại, nếu ghẹ, cua mang màu hơi ngả vàng, lông trên càng dễ giật ra thì đấy là cua non, không nên mua.

Trọng lượng

Để phân biệt được cua, ghẹ ngon hay không ngon, bạn có thể dựa vào cân nặng hay trọng lượng của ghẹ và cua. Cụ thể, nếu cua, ghẹ càng nặng, khi cầm mà cảm thấy có trọng lượng, khối lượng lớn hơn thì đó là loại cua hay ghẹ tươi ngon, có nhiều thịt, nhiều gạch và không bị bở.

Chọn theo giới tính

Bên cạnh các tiêu chí trên, bạn cũng cần chú ý giới tính của cua, ghẹ để chọn được những phần thịt ngon nhất. Cụ thể, đối với cua, ghẹ cái, bạn không nên mua vào giai đoạn cua, ghẹ vừa đẻ vì thường thịt sẽ bị óp, gầy và không ngọt tươi nữa.

Ngược lại, giống cua, ghẹ đực thường sẽ mang phần thịt chắc, dai ngon hơn do đó bạn có thể mua cua, ghẹ tùy theo sở thích cho phù hợp. Đồng thời, để phân biệt, chọn lựa cua, ghẹ đực hoặc cua, ghẹ cái, bạn có thể dựa vào vùng tam giác dưới bụng, trong đó ghẹ đực sẽ có vùng này nhỏ hơn ghẹ cái.

Bên cạnh đó, khi cua tươi còn sống, bạn nên xem chúng có bò linh hoạt hay không, cụ thể nếu cua, ghẹ vừa bò, vừa nhả bọt khí thì đó là những con khỏe mạnh. Ngoài ra, nếu mua về chưa ăn, bạn có thể cho cua, ghẹ vào ngăn mát tủ lạnh, từ đó làm ghẹ ngủ đông và giúp bạn bảo quản thực phẩm lâu hơn.

Lưu ý khi ăn ghẹ và cách bảo quản ghẹ

Ghẹ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên nếu không ăn đúng cách có thể gây nguy hiểm. Thịt cua hay ghẹ được tìm thấy ở khu vực ô nhiễm thường mang theo chất độc dioxin và PCBs( Polychlorinated biphenyls) – gây phát ban da, suy giảm hệ miễn dịch, tác động xấu đến hệ thần kinh, tổn thương gan, tệ hơn còn gây hại cho phụ nữ mang thai.

Nếu bạn ăn ghẹ sống cơ thể có thể bị vi khuẩn gây ngộ độc như  khuẩn cầu trùm( Staphylococcus), khuẩn dấu phẩy( Vibrio Parahaemocyticus). Ngoài ra nếu bạn mắc chứng huyết áp cao, tiểu đường và bệnh thận thì không nên dùng cua, vì nó có thể làm bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Bảo quản ghẹ sống tốt nhất bạn nên rửa sạch, nếu được bạn nên bỏ vào thùng xốp sạch, rồi mới nên bỏ vào ngăn đá tủ lạnh. Nếu bạn đã sơ chế ghẹ thì bạn nên để ráo nước cho vào hộp kín hoặc túi nilong cho vào ngăn đá, chỉ nên để trong vòng 3-5 ngày.