Cháo trắng
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Một số gia đình thường cho trẻ ăn bột hay cháo trắng khi mới bắt đầu ăn dặm vì cho rằng chúng dễ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, 2 món này không bổ dưỡng như nhiều người đã lầm tưởng.
Bởi cháo trắng được nấu từ gạo và nước. Khi nấu lâu, gạo sẽ nở mềm, nát nhừ giúp bé dễ ăn hơn. Tuy nhiên, thành phần chính của gạo là carbohydrate, một ít protein và các vitamin có thể cung cấp năng lượng cho bé nhưng lượng đạm không quá nhiều đủ cho nhu cầu rất lớn của bé.
Nước trái cây đóng hộp
Mặc dù nước ép trái cây là thức uống tốt cho sức khỏe, nhưng nước trái cây đóng hộp thì không phù hợp để cho vào thực đơn ăn dặm của bé.
Loại nước này chứa nhiều đường và các chất phụ gia như chất bảo quản sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, nếu trẻ ăn quá ngọt vào thời kỳ ăn dặm sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của bé sau này.
Món ăn chứa muối
Muối là loại gia vị phổ biến trong nhiều căn bếp gia đình, tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh thì bố mẹ không nên tùy ý thêm muối vào thức ăn dặm.
Bởi trẻ dưới 1 tuổi không cần thêm muối vào thức ăn, lượng natri trong các loại thực phẩm khác đã có thể đủ cung cấp cho nhu cầu cơ thể bé cần hằng ngày. Nếu thêm muối vào thức ăn có thể dẫn đến dư thừa và gây một số bệnh lý hại gan, thận và tăng natri máu.
Trứng
Dạ dày của trẻ sơ sinh còn đang trong quá trình hoàn thiện, nên khó có thể tiêu hóa được lòng trắng trứng. Do đó, tốt nhất chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ ở lượng nhỏ, làm quen dần với lòng trắng trứng từ khi 1 tuổi.
Mật ong
Nhiều bà mẹ tin rằng vị ngọt tự nhiên của mật ong sẽ tốt hơn là đường nên cho con ăn. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm, bởi sức đề kháng của trẻ nhỏ rất yếu, không thể chống chọi với những vi khuẩn có trong mật ong do lây nhiễm trong quá trình sản xuất và bảo quản.
Các loại hạt
Một số loại hạt như hạt óc chó, hạt hạnh nhân,…tốt cho sự phát triển của bộ não. Tuy nhiên nếu thêm những loại hạt này vào thức ăn ở dạng thô rất nguy hiểm, có thể gây hóc và ngạt thở. Ngoài ra, đậu phộng cũng là một loại hạt dễ gây dị ứng ở trẻ sơ sinh mà bạn cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm.
Cách chế biến thực phẩm cho bé ăn dặm
Sau khi biết những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm; mẹ cũng “bỏ túi” những nguyên tắc khi chế biến thức ăn dặm cho bé:
Trộn ngũ cốc và ngũ cốc đã nấu chín nghiền với sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước để tạo độ mịn và dễ nuốt cho bé.
Nghiền hoặc xay nhuyễn rau, trái cây và các loại thực phẩm khác cho đến khi chúng mịn.
Các loại trái cây và rau củ cứng, như táo và cà rốt; thường cần được nấu chín để có thể dễ dàng nghiền hoặc xay nhuyễn.
Nấu thức ăn cho đến khi đủ mềm để dễ dàng nghiền bằng nĩa.
Loại bỏ tất cả mỡ, da và xương khỏi thịt gia cầm, thịt và cá trước khi nấu.
Loại bỏ hạt và vết rỗ cứng trên quả, sau đó cắt quả thành từng miếng nhỏ cho bé ăn.
Cắt thức ăn mềm thành những miếng nhỏ hoặc lát mỏng.
Cắt thức ăn hình trụ như xúc xích, phô mai sợi thành các dải mỏng ngắn; thay vì để miếng tròn vì bé có thể mắc nghẹn.
Cắt các loại thực phẩm hình cầu nhỏ như nho, anh đào, quả mọng và cà chua thành những miếng nhỏ.
Nấu và xay mịn hoặc nghiền các loại hạt nguyên hạt của lúa mì, lúa mạch, gạo và các loại ngũ cốc khác.